8 sai lầm trong thói quen ăn uống của người Việt Nam
Tất cả chúng ta đều cần ăn uống để duy trì sự sống. Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn sai cách vô tình dẫn đến nhiều sai lầm trong thói quen ăn uống của người Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân gây hại cho cơ thể và sức khỏe. Dưới đây là 8 sai lầm mà nhiều người Việt Nam thường mắc phải khi ăn uống hằng ngày.
Mục lục
Nêm nếm đồ ăn quá mặn
Sai lầm đầu tiên trong thói quen ăn uống của người Việt Nam là ăn quá mặn. Khẩu vị của người Việt thường thích những món ăn có nhiều gia vị, đặc biệt là muối. Vì vậy, khi chế biến món ăn, người ta thường cho thêm muối và các loại gia vị có hàm lượng natri cao như nước mắm để tăng thêm hương vị cho món ăn. Thế vẫn chưa đủ, trên bàn ăn của người Việt Nam hầu như không thể thiếu 1 đến 2 loại nước chấm.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình người bình thường chỉ nên ăn khoảng 5g muối/ngày. Do đó, nếu cơ thể bạn dư thừa muối trong thời gian dài do thói quen nêm nếm đồ ăn mặn và sử dụng nước chấm sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường đến sức khỏe như nguy cơ đột quỵ tăng cao, sỏi thận, cao huyết áp, ung thư dạ dày, gây áp lực lên gan và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Có rất nhiều người trong chúng ta không biết rằng mình đang ăn mặn quá mức. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì các tác hại của ăn mặn sớm muộn sẽ xuất hiện và gây nên nhiều hệ lụy khôn lường. Đã đến lúc mỗi người nên cẩn…
Tuy nhiên, loại bỏ muối hoặc gia vị mặn hoàn toàn ra khỏi bữa ăn một cách đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến sự ngon miệng cũng như sức khỏe. Vì vậy, bạn nên ưu tiên chế biến món ăn theo dạng hấp, luộc thay vì kho, rim. Bên cạnh đó, nên hạn chế nêm nếm gia vị chứa nhiều natri vào thức ăn. Hoặc nếu phải sử dụng hãy lựa chọn sử dụng những sản phẩm có độ mặn thấp như nước mặn giảm mặn vẫn giữ nguyên hương vị cá cơm biển đông cho bữa cơm đậm đà.
Ưu tiên lựa chọn sử dụng những sản phẩm có độ mặn thấp như nước mặn giảm mặn thay thế gia vị trong bữa ăn hằng ngày.
Nạp quá nhiều tinh bột
Tinh bột là thực phẩm không thể thiếu trên bàn ăn hằng ngày của người Việt Nam. Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột thường gặp nhất là cơm, mì, bánh mì… Đây là thực phẩm cung cấp năng lượng chính và dưỡng chất cần thiết để cơ thể học tập và làm việc hiệu quả. Đặc biệt là cơm, với mức chi phí khá rẻ, dễ nấu, dễ ăn nên hầu như nhà nào cũng có.
Thế nhưng, nếu cơ thể hấp thu tinh bột nhiều mà không có sự vận động sẽ khiến chúng dễ dàng chuyển hóa thành chất béo khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Bên cạnh đó, trong tinh bột còn chứa đường cao và nồng độ insulin lớn làm tăng hàm lượng đường trong máu, đặc biệt là những người có tiền sử bị bệnh tiểu đường, đái tháo đường hay hạ đường huyết sẽ dễ tái bệnh và khó điều trị dứt điểm.
Cơ thể người Việt Nam trưởng thành đều nhờ thực phẩm từ nền nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước. Vì vậy mà không thể ngay lập tức cắt cơm hay tinh bột sẽ càng khiến cơ thể mệt mỏi và thiếu sức sống hơn. Hãy thử cắt giảm lượng tinh bột, lượng đường mỗi ngày bằng cách loại thực phẩm từ ngũ cốc tinh chế, đồ đóng gói sẵn. Thay vào đó là bổ sung vào thực đơn ăn uống những thực phẩm tinh bột tốt như gạo lứt, yến mạch, khoai, trái cây,…
Tinh bột là nguồn nguồn năng lượng chính cho cơ thể, nhưng hấp thụ quá nhiều khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Dùng đũa chung – thói quen ăn uống của người Việt Nam
Sai lầm phổ biến thường thấy trong thói quen ăn uống của người Việt Nam là dùng đũa chung. Trên bàn ăn, chúng ta thường hay đặt thức ăn vào đĩa, tô và để giữa, rồi dùng đũa của mình để gắp đồ ăn về chén. Bên cạnh đó, người Việt còn có thói quen gắp thức ăn cho con cái, cha mẹ hay bạn bè. Đó không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự gắn kết tình cảm, tôn trọng và yêu mến đối phương.
Thế nhưng, hành động tưởng chừng như vô hại này lại ẩn chứa nhiều nguy cơ gây mắc các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn lây lan qua đường nước bọt như cảm cúm, quai bị, viêm gan A, các bệnh về đường tiêu hóa… thậm chí là nhiễm khuẩn HP – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
Để bảo vệ sức khỏe và tránh lây lan bệnh truyền nhiễm cho bản thân và gia đình, bạn nên trang bị đũa chung, muỗng, thìa cho từng loại đồ ăn. Bên cạnh đó, cần hạn chế gắp thức ăn cho người khác. Trong trường hợp không có đũa chung mà cần thiết phải gắp thức ăn thì hãy lịch sự mà trở đầu đũa lại. Đồng thời, đũa dùng xong nên vệ sinh thật kỹ bằng xà phòng để loại bỏ mảng bám thức ăn và vi khuẩn.
Thói quen ăn uống của người Việt Nam như dùng chung đũa ẩn chứa nhiều nguy cơ gây mắc các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn lây lan qua đường nước bọt.
Uống trà quá đậm
Trà là một trong những thức uống phổ biến và rất được người Việt yêu thích dù ở độ tuổi nào. Thật vậy, cho dù bạn đi đến bất cứ đâu cũng dễ dàng tìm thấy một cốc trà, thậm chí là có hương vị khác nhau tùy vùng miền. Do đó, người ta thường có thói quen pha trà thật đậm đặc để thưởng thức được hết tinh hoa của núi rừng.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngừa ung thư, đái tháo đường và các bệnh về tim mạch. Thực tế, nếu bạn uống quá nhiều trà mỗi ngày, đặc biệt là trà đậm sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho sức khỏe cơ thể. Trong trà có chứa Alkaloid khiến hệ thần kinh trung ương phấn khích, làm tim đập nhanh, gây áp lực lên cho tim và thận. Bên cạnh đó, tỷ lệ polyphenol và caffeine quá cao do uống trà đậm có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cũng như giữ lại được những giá trị dinh dưỡng mà trà mang lại, bạn nên cân nhắc lượng trà tiêu thụ mỗi ngày. Khi pha trà, nên pha đúng cách, tránh để trà quá đậm. Bên cạnh đó, chỉ nên sử dụng trà mới và đặc biệt là tuyệt đối không được uống trà khi đang đói bụng.
Trà là thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều, đặc biệt là trà đậm sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho sức khỏe cơ thể.
Ăn cơm nóng hoặc uống trà quá nóng
Trong nét đẹp truyền thống của người Việt thì một bát cơm canh nóng hổi trên bàn ăn tượng trưng cho sự khéo, chỉn chu và tài hoa của một người giỏi tề gia nội trợ và có một gia đình hạnh phúc. Còn hình ảnh tách trà nóng bốc khói nghi ngút thể hiện tấm chân tình, đón tiếp nồng hậu của gia chủ với khách đến thăm. Tuy nhiên, những việc làm này rất dễ mắc sai lầm nếu không hiểu rõ.
Khi chúng ta đưa thực phẩm hay nước uống quá nóng vào miệng sẽ gây nên bỏng rát và tổn thương lớn đến vòm họng và thực quản. Nếu tình trạng này cứ kéo dài và liên tục ngày này qua ngày khác có thể dẫn tới tổn thương nặng ở các khu vực trong khoang miệng, niêm mạc, thậm chí gây bệnh ung thư.
Chính vì vậy, bạn cần căn chỉnh nhiệt độ cho thức ăn và nước uống ở mức hợp lý với bản thân trước khi sử dụng, cũng như không nên ăn uống quá nóng hay quá lạnh. Còn đối với cơm, khi cơm đã chín nên rút điện ra trước không nên để nguyên ổ cắm quá lâu. Trước khi ăn nên xới sơ qua cho bớt nóng, sau đó mới cho ra chén và thưởng thức.
Khi đưa những thực phẩm quá nóng vào miệng sẽ gây nên bỏng rát, tổn thương lớn đến vòm họng và thực quản.
Ăn quá nhiều thịt nhưng lại ít rau
Theo nghiên cứu gần đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mức tiêu thụ thức ăn từ động vật, nhất là thịt tăng nhanh. Tuy nhiên mức tiêu thụ rau củ quả lại không hề tăng lên, thậm chí là sụt giảm hơn so với trước đây. Theo đó, lượng rau mà người Việt ăn mỗi ngày chỉ khoảng 200g, giảm so với những năm trước và chỉ đạt một nửa so với khuyến cáo WHO. Trong đó, nam giới là đối tượng lười ăn rau củ hơn nữ giới.
Thói quen ăn nhiều thịt nhưng lại ít rau là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc các bệnh như tim mạch, mỡ máu, đái tháo đường, loãng xương, gút, béo phì, gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa cũng như giảm khả năng miễn dịch với các bệnh lây nhiễm khác.
Vì vậy, để khắc phục sai lầm trong thói quen ăn uống của người Việt Nam này, chúng ta nên hạn chế lượng thịt tiêu thụ mỗi ngày, nhất là thịt đỏ. Bên cạnh đó, mỗi người cần tăng cường từ 4-5 khẩu phần rau củ quả hằng ngày. Mỗi suất ăn khoảng 70-80g rau xanh và trái cây, tương đương với 400g mỗi ngày.
Thịt và rau củ cung cấp nhiều protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vì vậy chúng ta nên cân đối bổ sung đầy đủ và cân bằng chúng hằng ngày.
Ngày càng tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh
Một trong những thói quen xấu trong văn hóa ăn uống của người Việt là tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh. Thành thật phải nói rằng, thức ăn nhanh rất tiện lợi, gọn nhẹ, nhanh chóng lắp đầy bụng đói và có thể tìm thấy ở bất cứ đâu từ nhà hàng, cửa hàng tiện lợi cho đến vỉa hè.
Không thể phủ nhận sự tiện lợi và ngon miệng mà thức ăn nhanh mang lại, thế nhưng chúng lại là thủ phạm tiềm ẩn gây ra các vấn đề về sức khỏe. Đa số các thức ăn nhanh là đồ chiên, rán chứa nhiều chất béo xấu, muối, đường, chất bảo quản… có thể gây béo phì, mỡ trong máu, đái tháo đường, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và thậm chí gây tử vong nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Vì vậy, chúng ta nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt, ăn nhiều rau và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể no lâu hơn sẽ không bị thu hút bởi những món đồ ăn nhanh. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Thức ăn nhanh chứa rất nhiều dầu mỡ, chất béo xấu, muối không tốt cho sức khỏe.
Uống quá nhiều rượu bia
Sai lầm thứ 8 và cũng là sai lầm dễ mắc phải nhất trong thói quen ăn uống của người Việt Nam là uống quá nhiều rượu bia. Trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, việc ngồi quay quần bên người thân, bạn bè hay gặp gỡ đối tác và nâng ly rượu, bia thể hiện sự gắn kết tình cảm, đạt được sự thỏa thuận trong làm ăn hay chỉ đơn giản là chia sẻ những chuyện vui, buồn, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất…
Tuy nhiên, rượu bia lại là chất kích thích, gây nghiện và lạm dụng chúng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe bản thân, cộng đồng và xã hội. Theo đó, việc uống quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm giảm tới 20 năm tuổi thọ một người, góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tổn thương não, suy gan, chảy máu dạ dày, ung thư. Bên cạnh đó, sử dụng bia rượu khi tham gia giao thông có thể gây tai nạn, thương tật và tử vong cho bản thân và người khác.
Vì vậy, khi sử dụng rượu bia chỉ nên uống vừa đủ, không nên quá sa đà vào chúng để tránh những hệ lụy không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Đồng thời, nếu đã uống rượu, bia thì đừng tham gia giao thông.
Hạn chế sử dụng bia rượu quá nhiều để tránh những hệ lụy không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Những sai lầm trong thói quen ăn uống của người Việt Nam nêu trên, chắc hẳn sẽ khiến bạn phải giật mình và suy ngẫm lại. Tất nhiên, không thể thay đổi “một sớm một chiều” những nét văn hóa truyền thống của ông cha, nhưng chúng ta có thể tập hạn chế và xây dựng một cách sống lành mạnh hơn. Hy vọng, bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
>>> Xem thêm: