10 nguyên tắc giúp tăng cường sức khỏe cho người già

Sức khỏe là món quà vô giá với tất cả chúng ta, đặc biệt là người lớn tuổi vì cơ thể và chức năng đều suy giảm so với người trẻ hơn. Do đó, họ dễ mắc bệnh, ảnh hưởng vận động và sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy tăng cường sức khỏe cho người già cần phải được ưu tiên hàng đầu. Xem ngay 10 nguyên tắc vàng giúp cải thiện tình trạng chung và nâng cao sức khỏe cho những người lớn tuổi dưới đây bạn nhé. 

Thực hiện chế độ ăn giảm mặn 

Đây là nguyên tắc cần ưu tiên hàng đầu nếu muốn tăng cường sức khỏe cho người già. Ăn giảm mặn là chế độ ăn cung cấp đủ lượng muối, natri mà cơ thể cần để duy trì sự sống chứ không phải cắt giảm muối hoàn toàn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trên 50 tuổi chỉ nên ăn dưới 3.2g muối/ngày.

Thực hiện chế độ ăn giảm mặn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát bệnh cao huyết áp giúp duy trì chỉ số huyết áp ở mức ổn định, giảm sưng phù và các bệnh lý về thận, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Thắc mắc ăn mặn bị bệnh gì, có nguy hiểm không?

WHO đã cảnh báo ăn mặn vượt quá 5g muối/ngày có thể gây đe dọa đến sức khỏe. Trên thực tế, nhiều người vẫn mắc phải thói quen ăn nhiều muối nhưng không hề hay biết, bởi lượng muối không chỉ đến từ việc nêm nhiều vào đồ ăn hay…

Do đó, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng natri phù hợp mỗi ngày cho người cao tuổi và hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời, nên sử dụng những sản phẩm có độ mặn thấp như nước mắm giảm mặn trong quá trình nêm nếm và chấm gia vị trên bàn ăn, vừa kích thích ngon miệng hơn, vừa bảo vệ sức khỏe dài lâu.

làm thế nào để tăng cường sức khỏe cho người già

Tăng cường sức khỏe cho người già nên ưu tiên thực hiện chế độ ăn giảm mặn bằng các sản phẩm như nước mắm giảm mặn. 

Chế biến bữa ăn đa dạng

Sự đa dạng trong chế biến món ăn được cần phải đầy đủ 4 nhóm chất (tinh bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý hằng ngày. Bạn có thể chế biến theo nhiều cách như chiên, xào, hấp, nấu canh,… hoặc kết hợp với các thực phẩm khác để tạo ra nhiều món ăn đa dạng. 

Việc thường xuyên thay đổi thực đơn ăn uống hằng ngày giúp người lớn tuổi đỡ chán, ăn ngon miệng hơn và giúp cơ thể tiếp nhận đầy đủ dưỡng chất, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiêu hóa, mỡ trong máu, đục nhân mắt, ung thư, hạn chế các về bệnh tim mạch và bệnh mãn tính khác.

Khi chế biến bữa ăn cho người già nên áp dụng khẩu phần ăn lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau lá xanh, củ, quả, đồng thời nên giảm bớt lượng thịt, chất béo từ động vật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng nội tạng động vật như tim, gan, lòng, dạ dày,… nếu không không muốn gây hại cho sức khỏe người thân.

Chia nhỏ bữa ăn

Chia nhỏ bữa ăn là mẹo cực kì hữu ích giúp tăng cường sức khỏe cho người già mà không phải ai cũng biết. Thông thường, các bữa ăn sẽ được chia nhỏ ra từ 5-6 bữa ăn một ngày. Trong đó có 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn phụ, mỗi bữa ăn sẽ cách nhau từ 2-3 giờ đồng hồ.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày không chỉ giúp người lớn tuổi no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn mà còn giúp cơ thể tập trung, hấp thu và chuyển hóa các nhóm dưỡng chất tốt hơn. Nếu duy trì thực hiện chế độ ăn nhiều bữa này sẽ giúp giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cho người lớn tuổi.

Đối với người già nên xây dựng thực đơn cụ thể để tránh nhồi nhét quá nhiều thực phẩm và ăn quá no. Các bữa ăn chính phải đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Còn với các bữa ăn phụ thì chỉ nên bổ sung thêm những thức ăn nhẹ nhiều dưỡng chất tốt cho tiêu hóa như trái cây, sữa tươi, sữa chua, các loại hạt,…

Tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày

Chất xơ là một trong những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là người lớn tuổi. Theo đó, nhu cầu chất xơ cho người cao tuổi ít nhất là 25g/ngày. Có 2 loại chất xơ cần tăng cường trong bữa ăn hằng ngày là chất xơ tan trong nước có nhiều trong các loại hạt đậu và chất xơ không hòa tan trong nước như lúa mì, hạt ngũ cốc, rau.

Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như đẩy nhanh quá trình hoạt động của ruột giúp hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón. Đối với người lớn tuổi có tiền sử hoặc đang điều trị các bệnh mãn tính thì chất xơ còn có tác dụng giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch và đái tháo đường.

Do đó, chúng ta nên sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ trong bữa của người lớn tuổi. Những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao là các loại trái cây (lê, táo, dâu tây, bơ, chuối…), các loại rau củ (khoai lang, khoai tây, cà rốt, bông cải,…), yến mạch, ngũ cốc và các loại hạt.  

tăng cường sức khỏe cho người già

Chế độ ăn bổ sung nhiều rau củ quả cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào cho sức khỏe của người lớn tuổi.  

Khám sức khỏe định kỳ

Một trong những nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được quan tâm hàng đầu là khám sức khỏe định kỳ. Đây là việc cần phải thực hiện để sớm phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Người già thường xuyên gặp các vấn đề về xương khớp và bệnh tật như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, sa sút trí nhớ, tim mạch,… Nếu không sớm phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ làm bệnh tình trở nặng, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, thậm chí là tử vong.

Do đó, việc duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất từ 6 tháng một lần để được các y bác sĩ thăm khám, đo các chỉ số cơ thể nhằm kịp thời phát hiện sớm các bệnh lý, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Lưu ý khi dùng thuốc

Người Việt khi cơ thể gặp biểu hiện nào thì ra nhà thuốc để mua loại thuốc chữa bệnh đó, chỉ khi có dấu hiệu chuyển nặng thì mới đến bệnh viện thăm khám. Bên cạnh đó, là sự tò mò, kích thích khi ai giới thiệu loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng nào tốt cũng mua về sử dụng.  

Nếu bạn quá làm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng liều lượng hay khuyến cáo của bác sĩ sẽ khiến cơ thể mất đi sự tương tác giữa các loại thuốc, lâu dài làm “lờn” thuốc, ảnh hưởng đến chức năng gan và bệnh ngày càng nặng thêm.

Do đó, nếu phải dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đồng thời, phải chú ý theo dõi, kiểm tra, đánh giá thường xuyên về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của thuốc. Với các loại thuốc theo toa tuần/tháng hay phải dùng kéo dài thì nên hỏi bác sĩ có sử dụng xen kẽ thuốc được không để tránh hiện tượng tích luỹ thuốc và nóng trong người. 

Ăn tối trước 19 giờ

Ăn tối trước 19 giờ là nguyên tắc tiếp theo cần lưu ý. Điều đó có nghĩa là bạn phải dành thời gian ăn tối từ khoảng 17 – 18 giờ hằng ngày và sau 19 giờ chỉ nên ăn nhẹ bằng trái cây, sữa chua hoặc một ly sữa trước khi ngủ.

Sở dĩ người lớn tuổi không nên ăn tối sau 19 giờ là do hệ tiêu hóa của họ yếu hơn người bình thường nên quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nếu ăn sau 19 giờ thì cơ thể sẽ không thể tiêu hóa được hết dễ gây khó tiêu, khó ngủ và chướng bụng.

Vậy nên, người cao tuổi nên ăn tối trước 19 giờ. Đồng thời, khẩu phần ăn cần bố trí ít hơn bữa ăn trước đó và ưu tiên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bạn bổ sung thêm một cốc sữa nóng cho dễ ngủ hơn. 

làm sao để tăng cường sức khỏe cho người già

Cải thiện và tăng cường sức khỏe cho người già là việc làm vô cùng cần thiết để xây dựng cuộc sống khỏe mạnh. 

Luyện tập thể thao đều đặn – bí quyết tăng cường sức khỏe cho người già hiệu quả

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn là bí quyết giúp tăng cường sức khỏe cho người già hiệu quả mà bạn có thể duy trì hằng ngày. Có rất nhiều môn thể thao và bài tập thích hợp cho sức khỏe của người lớn tuổi như đi bộ nhanh, đạp xe tại chỗ, thái cực quyền,…  

Việc duy trì thói quen luyện tập thể thao đều đặn hằng ngày không chỉ tăng cường sức khỏe, cải thiện vóc dáng khỏe mạnh, chống loãng xương, hạn chế mắc các bệnh tim mạch mà còn giúp cải thiện hoạt động của trí óc và phòng ngừa mắc hội chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer ở người lớn tuổi.

Chế độ luyện tập của người cao tuổi nên thực hiện đều đặn từ 3 – 5 ngày một tuần, mỗi lần khoảng 20 – 60 phút. Mức độ luyện tập nên vừa phải và có sự hướng dẫn, theo dõi của người thân, bạn bè. Nếu xuất hiện cảm giác khó chịu, thở dốc thì không nên gắng sức, ngừng luyện tập ngay và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Uống đủ nước

Nước là nguồn cung cấp khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy mà uống đủ nước là một điều vô cùng quan trọng đối với tất cả chúng ta, nhất những người lớn tuổi có sức khỏe kém hoặc có vấn đề về vận động.

Người lớn tuổi nếu được bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giảm cảm giác khác nước do những thay đổi sinh lý trong quá trình lão hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, nhiễm trùng đường tiểu và kiểm soát sức khỏe tốt hơn.

Theo khuyến cáo, mỗi người nên uống ít nhất từ 2 lít nước mỗi ngày. Nước uống cần phải được đun sôi để nguội nhằm loại bỏ hết vi khuẩn trong nước. Bên cạnh đó, bạn còn có thể chế biến nước kết hợp với trái cây để tạo ra một món nước giải nhiệt, dễ uống và ngon miệng hơn cho người thân.

Hạn chế uống rượu bia

Rượu, bia là những chất kích thích không tốt cho cơ thể của người lớn tuổi. Sử dụng rượu bia sẽ làm cơ thể mất cân bằng, dễ say. Đặc biệt với một số người có bệnh mãn tính hoặc đang điều trị bệnh sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Chính vì vậy, hạn chế uống rượu bia là nguyên tắc vàng giúp tăng cường sức khỏe cho người già. Việc thay đổi thói quen nghiện rượu bia còn giúp làm giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch, xơ gan, viêm dạ dày, suy giảm miễn dịch, ngộ độc rượu, suy nhược cơ thể, cải thiện trí nhớ và giảm thiểu những tai nạn không mong muốn.

cách để tăng cường sức khỏe cho người già

Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để cải thiện sức khỏe hiệu quả hơn. 

Cải thiện và tăng cường sức khỏe cho người già là việc làm vô cùng cần thiết để xây dựng cuộc sống khỏe mạnh dài lâu và phòng chống rủi ro bệnh tật. Hy vọng với 10 nguyên tắc vàng trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc bản thân và gia đình.

>>> Xem thêm: