Chọn nước mắm cho bé ăn dặm, đừng bỏ qua 5 lưu ý quan trọng
Nước mắm là “linh hồn” không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của cả người lớn và trẻ nhỏ. Sự mặn mà và đậm đà hương vị trong món ăn là một trong những yếu tố giúp bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu cho trẻ sử dụng nước mắm quá nhiều hoặc dùng sai cách có thể dẫn đến những hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Do đó, khi chọn nước mắm cho bé ăn dặm, mẹ cần phải lưu ý 5 điều quan trong dưới đây.
Mục lục
Nước mắm cho bé và người lớn khác nhau thế nào?
Người lớn và trẻ nhỏ có thể trạng khác nhau nên nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cũng khác nhau. Vì vậy, các nhãn hàng đã nghiên cứu và sản xuất nước mắm cho bé ăn dặm với thành phần và nguyên liệu phù hợp hơn.
Về nguyên liệu
Hai loại nước mắm đều được làm từ cá cơm tươi và muối hạt. Tuy nhiên, nước mắm cho bé lại được chế biến từ cá cơm than thay vì cá cơm trắng như nước mắm mặn nên có giá trị dinh dưỡng rất cao và phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Về khâu chế biến
Nhằm hạn chế cho bé sử dụng hàm lượng natri cao nên các loại nước mắm cho bé thường được tẩm ướp theo công thức 4 cá : 1 muối hoặc 3 cá : ½ muối. Trong khi với nước mắm thông thường thì tỷ lệ ướp tới 3 cá : 1 muối nên hàm lượng natri rất cao.
Về độ đạm của sản phẩm
Nước mắm cho bé dù được sản xuất theo công thức giảm độ mặn nhưng lại tăng lượng đạm tới khoảng 34 – 35 (gN/l) và cao hơn so với các loại nước mắm cốt dành cho người lớn.
Về an toàn đối với sức khỏe của bé
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, mẹ nên lựa chọn nước mắm cho bé được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cá cơm tươi đã qua chọn lọc kỹ lưỡng và được chế biến hoàn toàn tự nhiên cùng với hàm lượng muối ướp vừa phải. Khi chọn mua và dùng nước mắm cho bé, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý lựa chọn thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, mẹ nên đọc kỹ thành phần nguyên liệu và hàm lượng dinh dưỡng để đảm bảo an toàn đối với con trẻ.
Nước mắm cho bé được chế biến từ cá cơm tươi theo tỉ lệ 4 cá và 1 muối để tăng hàm lượng đạm cho cơ thể.
Bí quyết giúp lựa chọn nước mắm cho bé an toàn
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng nước mắm khác nhau. Khi chọn nước mắm ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý nhiều điều quan trọng dưới đây.
Chú ý về nồng độ muối trong nước mắm
Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện trong những năm đầu đời, nhất là hệ tiêu hóa. Vì vậy, mẹ nên chú ý chọn nước mắm cho bé có nồng độ muối thấp, vừa phải để đảm bảo sức khỏe của con. Một trong những lựa chọn tốt nhất cho mẹ là nước mắm giảm mặn được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ giảm mặn so với nước mắm cốt, tăng độ đạm nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên hương vị đậm đà của nước mắm truyền thống.
Nước mắm giảm mặn được sản xuất theo công nghệ rút muối nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị truyền thống phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.
Hình thức bao bì
Ưu tiên chọn cho trẻ những loại nước mắm có bao bì chính hãng và thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm như xuất xứ, hàm lượng muối, các thành phần dinh dưỡng… Bên cạnh đó, mẹ nên chọn nước mắm đựng trong chai thủy tinh thay vì chai nhựa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Quan tâm đến thương hiệu uy tín
Việt Nam có đường bờ biển chảy dài từ Nam ra Bắc nên rất phát triển nghề làm nước mắm. Vì vậy có rất nhiều thương hiệu nước mắm xuất hiện trên thị trường. Mẹ cần sáng suốt lựa chọn cho con một thương hiệu uy tín có nguồn gốc rõ ràng.
Nước mắm đã gắn liền với các món ăn Việt Nam và đang không ngừng phát triển phong phú về thương hiệu để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự đa dạng này cũng khiến người tiêu dùng hoang mang không biết nên lựa chọn như thế…
Quan sát màu sắc của sản phẩm
Khi chọn sản phẩm, mẹ có thể sử dụng mẹo nhỏ để kiểm tra chất lượng như soi chai nước mắm ngoài ánh sáng, sau đó dốc ngược chai xuống, nếu thấy nước trong, màu vàng thì chính là nước mắm ngon.
Mùi vị và độ đạm phù hợp
Cuối cùng là hàm lượng đạm và mùi vị phù hợp với bé. Mẹ nên chọn nước mắm cho bé có mùi vị thơm nhẹ, bùi bùi nhưng vẫn đảm bảo độ đạm vừa phải theo tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế nằm trên bao bì sản phẩm.
Mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm giảm mặn nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh.
Thời điểm bé được sử dụng nước mắm
Trẻ mấy tháng ăn được nước mắm là câu hỏi được hầu hết các mẹ quan tâm khi con đã bắt đầu ăn được thức ăn như người lớn. Khi muốn sử dụng nước mắm cho bé, mẹ cần cân nhắc theo những thời điểm sau đây.
- Từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể nêm nếm nước mắm từ từ vào bữa ăn của bé, song cần lưu ý nồng độ vừa phải, càng ít càng tốt.
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn nên hạn chế nêm nếm nước mắm vì natri đã được cung cấp đủ trong thức ăn hàng ngày của bé và bé ăn quá nhiều natri có thể tăng gánh nặng lên thận.
Sử dụng nước mắm cho bé ăn dặm thế nào là đúng cách?
Khác với người trưởng thành, với mỗi độ tuổi khác nhau thì cơ thể trẻ cần sử dụng gia vị, liều lượng phù hợp với thể trạng. Việc này không chỉ giúp trẻ kích thích ăn ngon mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Vậy, nên sử dụng sao cho đúng cách hãy cùng khám phá ngay sau đây!
- Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi
Cơ thể trẻ dưới 12 tháng tuổi còn rất yếu, chỉ có thể tiêu thụ khoảng 600 mg natri ứng với 1,5g muối ăn. Mà hàm lượng này đã được bổ sung đủ trong sữa mẹ và các thực phẩm ăn dặm nên nếu vẫn cho trẻ sử dụng nước mắm có thể làm tăng gánh nặng lên thận.
- Đối với trẻ từ 1-2 tuổi
Giai đoạn này, mẹ đã có thể sử dụng thêm nước mắm để tạo vị đậm đà và kích thích con ăn nhiều hơn. Mẹ chỉ nên cho từ 1-2 giọt vào thức ăn và không nên sử dụng liên tục vì cơ thể bé đã nhận đủ mức natri trong ngày từ sữa mẹ, sữa công thức và những thực phẩm khác.
- Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi
Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện nên mẹ có thể cho trẻ sử dụng nước mắm thường xuyên trong những bữa ăn. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải lưu ý sử dụng nước mắm giảm mặn cho bé để tránh hình thành thói quen ăn mặn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ sau này.
Mẹ nên chọn nước mắm có màu vàng đẹp mắt và không lẫn cặn.
Hướng dẫn cách nấu bột ăn dặm cho bé với nước mắm
Khi bé đã vào giai đoạn ăn dặm, mẹ đã có thể kết hợp nước mắm cho bé vào bột ăn dặm hoặc cháo. Mẹ nên thêm ⅓ thìa nước mắm khi trẻ mới tập ăn dặm. Trong những tháng tiếp theo khi con đã quen dần hương vị mới thì mẹ có thể tăng khoảng ½ đến 1 thìa cà phê nước mắm vào bột hoặc cháo.
Bên cạnh đó, mẹ nên căn cứ theo độ tuổi đã nêu ở trên để bổ sung nước mắm vào khẩu phần ăn của trẻ trong ngày cho phù hợp. Nếu nêm mắm sai cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Cách bảo quản nước mắm cho bé
Một loại nước mắm ngon và tốt cho sức khỏe của bé không chỉ nằm ở thành phần nguyên liệu sản xuất mà còn ở cách bảo quản. Để hạn chế hư hỏng hoặc biến tính của nước mắm khi bảo quản sai cách, mẹ nên lưu ý những điều dưới đây.
- Nước mắm sau khi sử dụng nên được đậy kín nắp chai và để nơi khô thoáng.
- Đặt riêng nước mắm cho bé ở vị trí khác để tránh nhầm với nước mắm mặn.
- Không cho bất cứ nguyên liệu nào vào nước mắm sẽ làm nước mắm hỏng nhanh.
- Thường xuyên kiểm tra màu nước mắm nếu thấy nước mắm đổi từ màu vàng sang đậm đen, xanh xám thì không nên sử dụng cho con.
- Nước mắm phải còn mùi thơm, bùi bùi khi dốc ngược không có kết tủa và có mùi lạ.
Vừa rồi là những chia sẻ về gia vị nước mắm cho bé góp phần hỗ trợ con ăn ngon miệng hơn. Nhưng nếu con ăn mặn quá sớm sẽ dễ dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Từ đó, hy vọng mẹ sẽ có thêm được nhiều kiến thức dinh dưỡng hữu ích để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và giúp con yêu phát triển khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời.
>>> Xem thêm: