Tại sao gọi là nước mắm Phú Quốc? Câu trả lời nằm ở đây
Tại sao gọi là nước mắm Phú Quốc và nước mắm Phú Quốc được hình thành như thế nào? Câu trả lời nằm ngay tại bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Tại sao gọi là nước mắm Phú Quốc? Nước mắm Phú Quốc là tên gọi chung cho các loại nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc, là một trong những loại nước mắm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Nước mắm Phú Quốc từ lâu đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Không chỉ nhờ nguồn nguyên liệu làm mắm là cá cơm mà còn bởi hương vị thơm ngon đặc trưng không bao giờ nhầm lẫn được loại nước mắm này với bất kỳ nước mắm nào khác.
Lịch sử cái tên Phú Quốc
Có người cho rằng tên gọi Phú Quốc do người Hoa đến đây lập nghiệp và đặt cho. Phú Quốc còn có nghĩa là vùng đất giàu có.
Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu( Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, mang cả gia đình, binh sỹ và một số sỹ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến.
Sau nhiều ngày lênh, đênh trên biển cả phái đoàn của Mạc Cửu đổ bộ lên vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đến Oudong xin tỵ nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn, Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
Năm 1860 Mạc Cửu đã lập rải rác từ vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau, Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Thủ phủ đặt tại Mán Khảm( cảng của người Mán- khmer), sau đổi thành Căn Khẩu ( Căn Kháo hay Căn Cáo), tiếng đồn vang xa, cư dân khắp nơi từ trong vịnh Thái Lan xin vào đây để lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn thịnh với tên gọi mới là Căn Khẩu quốc. Đảo Koh Trát cũng đổi tên thành Phú Quốc.
Cũng có người cho rằng Phú Quốc là tên gọi do vua Gia Long đặt trong thời gian ông trốn chạy sự truy đuổi của quân Tây Sơn đến đây.
Tuy hai cách giải thích về tên gọi Phú Quốc đều có ý nghĩa khác nhau nhưng theo tôi nghĩ thì cách giải thích thứ nhất có phần hợp lý hơn. Vì Phú Quốc có nghĩa là một quốc gia giàu có, tên gọi này khó có thể xuất hiện dưới vương triều của Gia Long; dưới vương triều này, triều đình không thể chấp nhận việc có một nước trong nước.
Tại sao gọi là nước mắm Phú Quốc?
Vùng biển xung quanh đảo Phú Quốc vốn có nguồn lợi cá cơm rất lớn, có lẽ vì vậy mà Phú Quốc có làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống hơn 200 tuổi.
Nhà thùng nước mắm Phú Quốc có hàng chục thùng gỗ khổng lồ dùng để ủ chượp (Cá cơm đã được ướp muối gọi là chượp). Thùng được làm bằng gỗ bời lời khai thác tại rừng Phú Quốc, cao khoảng 2m đến 4m, đường kính từ 1,5m đến 3m. Mỗi thùng được niềng bằng 6 đến 8 sợi đai tùy thùng lớn nhỏ, mỗi sợi được quấn bằng 120 sợi song mây được lấy từ núi Ông Tám và Bắc Đảo. Thời gian sử dụng thùng có thể lên đến 60 năm.
Nguyên liệu sản xuất nước mắm Phú Quốc là muối và cá cơm. Cá cơm Phú Quốc khi vừa đánh bắt thường được ướp với muối Bà Rịa Vũng Tàu có hàm lượng tạp chất thấp. Muối được lưu kho ít nhất 3 tháng trước khi sử dụng để các muối tạp gốc – vốn tạo ra vị chát trong nước mắm lắng xuống dưới. Khi muối cá phần muối lắng ở dưới sẽ bị bỏ đi.
Tại sao gọi là nước mắm phú quốc
Bằng phương pháp kéo rút nước nhất – phơi – đổ lại vào thùng mắm cái, một số nhà sản xuất ở Phú Quốc đã cho ra nước mắm có độ đạm tổng tới 42 độ, cao nhất bằng cách chế biến tự nhiên. Sự khác biệt chính yếu của nước mắm Phú Quốc với mắm ở nhiều nơi khác là màu cánh gián đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu. Màu cánh gián này có được nhờ cách ướp tươi còn máu trong thân cá và thời gian ủ trong thùng gỗ tới 12 tháng.
Ngày 18-8, UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang) tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang, về việc công nhận nghề truyền thống và làng nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc cho Hội nước mắm Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc có trên 200 năm hình thành và phát triển.
Bài viết đã trả lời cho câu hỏi tại sao gọi là nước mắm Phú Quốc. Nước mắm Nam Ngư Phú Quốc không những có giá trị về văn hóa, mà còn là sản phẩm du lịch của biển đảo quê hương Kiên Giang. Hiện nay, có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất nước mắm trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc; hàng năm cung cấp ra thị trường trên 30 triệu lít nước nắm từ 20 – 43 độ đạm, mang lại doanh thu hơn 600 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: