Thắc mắc ăn mặn bị bệnh gì, có nguy hiểm không?
WHO đã cảnh báo ăn mặn vượt quá 5g muối/ngày có thể gây đe dọa đến sức khỏe. Trên thực tế, nhiều người vẫn mắc phải thói quen ăn nhiều muối nhưng không hề hay biết, bởi lượng muối không chỉ đến từ việc nêm nhiều vào đồ ăn hay hay sử dụng nước chấm, mà còn đến từ các thực phẩm ăn kèm như dưa, cà thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mì ăn liền, lạp xưởng, cá khô, thịt xông khói… Đây chính là những “thủ phạm” đang âm thầm “rước” nhiều bệnh tật vào cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thói quen ăn mặn bị bệnh gì và mức độ nguy hiểm như thế nào.
Mục lục
Bệnh cao huyết áp và nhiều vấn đề tim mạch
Chế độ ăn nhiều muối chính là nguyên nhân lớn làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp và tử vong do các bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ). Cụ thể:
- Huyết áp tăng: Do dung nạp lượng lớn muối vào cơ thể làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch. Từ đó gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi.
- Gây bệnh tim: Ăn càng mặn càng khiến chúng ta phải uống nhiều nước. Việc này vô tình làm tăng khối lượng máu tuần hoàn, buộc tim phải làm việc nhiều hơn. Về lâu dài khiến tâm thất trái to lên dẫn đến hiện tượng suy tim.
Chế độ ăn dư muối có thể dẫn đến những hệ lụy xấu cho sức khỏe tim mạch và huyết áp.
Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, đa số ca tử vong ghi nhận lại đều có tiền sử mắc các bệnh lý nền kể trên. Chính vì thế, cách tốt nhất để ngăn chặn các cơn đau tim và giảm huyết áp hiệu quả là thực hiện chế độ ăn ít muối, chẳng hạn như giảm 1 thìa cà phê muối trong các bữa ăn hàng ngày.
Ăn mặn gây bệnh thận
Thận đóng vai trò rất quan trọng trong việc xử lý lượng muối nạp vào cơ thể. Việc ăn mặn thường xuyên sẽ tạo áp lực buộc thận phải làm việc liên tục, dẫn đến quá tải khiến tổn thương thận cấp tính. Nếu không chữa trị kịp thời thì khả năng chuyển biến thành bệnh thận mạn tính rất cao, thậm chí làm giảm khả năng hoạt động của thận, về lâu dài sẽ gây suy thận.
Mặt khác, sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu cũng chính là đáp án cho thắc mắc ăn mặn bị bệnh gì. Bởi ăn mặn quá mức có thể dẫn đến rối loạn chức năng khiến thận không lọc bỏ triệt để lượng canxi và natri dư thừa. Lúc này, chúng sẽ bài tiết vào nước tiểu gây các bệnh lý trên. Đặc biệt với những người béo phì, cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Ăn thừa muối gây ung thư dạ dày
Mặc dù muối không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư dạ dày, nhưng lại là nhân tố góp phần khiến vi khuẩn H.P phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn. Loại vi khuẩn này gây nên viêm mạn tính ở dạ dày và tạo thành những ổ loét, dẫn tới ung thư hóa. Chưa kể, muối còn hoạt động như một yếu tố kích thích viêm trên thành dạ dày, làm dạ dày trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố gây ung thư khác.
Khoảng 70% bệnh nhân ung thư dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn H.P).
Đau xương khớp vì ăn quá mặn
Một nghiên cứu dài kỳ của ĐH Alberta (UOA), Canada công bố trên Tạp chí American Journal of Physiology-Renal Physiology đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa muối và canxi. Cụ thể, khi ăn quá mặn, muối sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiểu, mang theo cả canxi và cuối cùng làm cạn kiệt nguồn canxi đang lưu giữ trong cơ thể.
Đặc biệt là những người cao tuổi, khi các tế bào vị giác trên lưỡi giảm đi nên thường có xu hướng ăn mặn hơn người trẻ, mà càng lớn tuổi thì sức khỏe xương khớp càng suy giảm. Kết hợp với sự hao hụt canxi do ăn mặn càng dẫn đến triệu chứng đau xương khớp, loãng xương nhanh hơn.
Ăn mặn dễ gây viêm họng
Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, viêm họng cũng là một tác hại của việc ăn mặn. Theo đó, thói quen ăn mặn làm giảm bớt sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi phát triển trong đường hô hấp. Ăn mặn còn có thể làm giảm sức đề kháng của niêm mạc, đặc biệt trong mùa đông khô hanh, sức đề kháng kém rất dễ bị viêm họng.
Để bảo vệ đường hô hấp, phòng tránh viêm họng khi nấu nướng bạn nên giảm lượng muối, ăn nhiều thức ăn tươi.
Béo phì do ăn mặn
Nhiều người cho rằng những bệnh lý về thận, tim mạch, huyết áp mới chính là đáp án của ăn mặn bị bệnh gì, mà không ngờ rằng bệnh béo phì cũng nằm trong danh sách này. Kết quả cuộc nghiên cứu “Khảo sát về Chế độ ăn và dinh dưỡng Quốc gia Anh” được thực hiện bởi GS Graham MacGregor của ĐH Queen Mary (London, Anh), đã phân tích dữ liệu của hơn 450 trẻ em và 780 người lớn cho thấy, cứ ăn thêm 1 gram muối mỗi ngày làm tăng 25% nguy cơ béo phì (ngay cả khi khẩu phần ăn là như nhau).
Do đó, nếu chị em nào đang ăn kiêng và cố gắng giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhưng kết quả vẫn không như ý, hãy bắt đầu nghĩ đến việc giảm lượng muối trong chế độ ăn ngay!
Ăn mặn làm giảm “bản lĩnh” đàn ông
Có lẽ ít người biết, ăn quá mặn lại là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ yếu sinh lý ở nam giới. Khi lượng muối trong cơ thể quá nhiều sẽ gây rối loạn hệ thần kinh giao cảm, tăng huyết áp, kém lưu thông máu dẫn đến khó cương dương. Chưa kể, ăn mặn còn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận và chất lượng tinh trùng của nam giới.
Mất ngủ vì thói quen ăn mặn
Tiêu thụ quá nhiều muối cũng là tác nhân tiềm ẩn làm giảm chất lượng giấc ngủ. Giải thích cho việc này xảy ra là do, việc dung nạp lượng lớn muối đồng nghĩa cơ thể giữ nước nhiều hơn. Điều này khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên và gây thức giấc giữa đêm. Ngoài ra, việc giữ nước có thể làm tăng lượng chất lỏng dư thừa trong đường hô hấp, dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.
Ăn mặn bị bệnh gì? Thêm nhiều muối vào chế độ ăn uống có thể khiến bạn đi ngủ muộn hơn, chập chờn, không thể ngủ tròn giấc, thậm chí gây mất ngủ kinh niên.
Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được ăn mặn bị bệnh gì. Đừng để thói quen ăn mặn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Đối với các loại gia vị mặn (như muối, muối tiêu, bột nêm, bột canh…), bạn nên hạn chế nêm nếm trong quá trình nấu nướng. Đặc biệt với loại gia vị phổ biến như nước mắm thì hãy ưu tiên loại nước mắm giảm mặn (nước mắm có bảng thành phần đã cắt giảm lượng muối, nhưng vẫn đảm bảo mùi vị thơm ngon cho món ăn).
Ngoài ra, mỗi người nên hạn chế sử dụng những thức ăn có hàm lượng muối cao như: mắm, dưa muối, các loại mì ăn liền, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt… để giảm thiểu tối đa những tác hại do ăn mặn gây ra.
>>> Xem thêm: