Nước mắm cho người bệnh tim mạch: Ưu tiên giảm muối, ít mặn

Đối với người bị bệnh tim mạch, chế độ ăn uống rất quan trọng. Theo đó, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế ăn mặn, cắt giảm lượng muối thừa. Đặc biệt, nước mắm cho người bệnh tim mạch cần chú trọng hàm lượng Natri có trong sản phẩm.

Vì sao người bệnh tim mạch cần hạn chế ăn mặn?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi người chỉ nên sử dụng tối đa 5g muối (tương đương 1 thìa cà phê) trong ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, người Việt lại đang ăn mặn gần gấp đôi so với chuẩn thế giới – lên tới gần 10g muối/ ngày. Thói quen ăn mặn độc hại này sẽ khiến cho hàm lượng Natri trong máu tăng cao. Khi đó, thận phải làm việc với hiệu suất tối đa để lọc máu. Tình trạng này làm tăng áp lực máu lên thành động mạch cao hơn so với bình thường, gọi là tăng huyết áp. Khi đó, thể tích máu gia tăng, bắt buộc tim phải co bóp nhiều hơn. Về lâu dài, tim sẽ trở nên suy yếu và xuất hiện các bệnh như suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc những biến chứng tim mạch nguy hiểm khác.

Do đó, nếu người bị tim mạch càng ăn mặn thì càng làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng.

 vì sao người bị tim mạch nên hạn chế ăn mặn

Hạn chế ăn mặn là cách giúp người bệnh tim mạch ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Chọn nước mắm cho người bệnh tim mạch cần chú ý gì?

Đối với những người mắc bệnh tim mạch, khi lựa chọn và sử dụng nước mắm cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Cần tập thói quen đọc nhãn sản phẩm nước mắm. Trên nhãn sản phẩm sẽ có những thông tin về thành phần bên trong nắm. Người bệnh tim mạch nên lựa chọn sản phẩm có hàm lượng Natri vừa phải.
  • Trong trường hợp nếu dùng nước mắm đậm đặc và quá mặn, cần pha loãng hoặc kết hợp thêm nhiều gia vị khác (như tỏi, ớt, chanh…) để làm giảm độ mặn một cách tối đa và cho hương vị nước chấm thêm hài hòa.
  • Không chấm quá nhiều món ăn vào nước mắm, đặc biệt là không nhúng thức ăn ngập nước mắm và cần kiểm soát liều lượng vừa phải.
  • Người bệnh tim mạch nếu dùng nước mắm trong ngày thì nên hạn chế hoặc không dùng các món ăn mặn khác, tránh việc gây dư thừa muối trong cơ thể.
  • Đặc biệt, người bệnh cần ưu tiên nước mắm có công thức giảm mặn ưu việt, sử dụng được cho cả người bệnh tim mạch. Các sản phẩm này được sản xuất theo công thức điều chỉnh lượng muối ở mức thấp, nhưng vẫn đảm bảo vị ngon hài hòa, cho món ăn thêm hấp dẫn.

 

nước mắm cho người bị tim mạch

Nước mắm giảm mặn giúp đẩy lùi nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ

Người bệnh nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe tim mạch?

chế độ dinh dưỡng cho người bị tim mạch

Người bị bệnh tim mạch cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Bên cạnh việc ưu tiên lựa chọn nước mắm giảm mặn, thói quen ăn uống cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà người bị bệnh tim mạch cần lưu tâm để kiểm soát bệnh tật và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh tim mạch cần nói KHÔNG với một số loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều muối như: các món mắm (mắm cá, mắm tôm chua, mắm ruốc, mắm tôm, mắm tép, mắm cáy), món để lên men (cà muối, dưa muối, củ kiệu), thực phẩm ăn liền (mì gói, giò, chả, ruốc, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp).
  • Các loại súp, nước dùng mặn như nước phở, nước bún khi ăn ở ngoài hàng quán.
  • Một số đồ ăn vặt như bim bim, bánh gạo vị mặn, hạt điều rang muối.
  • Các loại thực phẩm nhiều chất béo như lòng đỏ trứng gà, sữa, phô mai, gan lòng, da gà, da heo…
  • Các loại thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, pizza, khoai tây chiên…
  • Các món chứa nhiều đường như kem, bánh kẹo, chè ngọt, nước ép trái cây, trái cây khô, nước sốt, sirô…
  • Các chất kích thích như rượu bia, việc uống quá nhiều loại thức uống này cũng làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Bơ nấu ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, làm ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Có thể thay thế bơ nấu ăn bằng dầu oliu hoặc dầu thực vật chứa chất béo không bão hòa.

Cùng lúc đó, người bệnh tim mạch nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cụ thể là các loại trái cây, rau xanh, bổ sung đậu nành, ngũ cốc, nấm và uống những loại trà hỗ trợ tốt quá trình điều trị (như trà đen, trà xanh, trà tim sen…). Ngay hôm nay, hãy kết hợp nước mắm giảm mặn cùng chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe tim mạch nhé!

>>> Xem thêm: