Thương hiệu Chinsu luôn đồng hành cùng mọi bữa ăn của gia đình Việt

Tẩy chay Chinsu, câu chuyện được dấy lên trong thời gian gần đây sau sự cố 18.000 chai tương ớt bị thu hồi tại Nhật Bản. Được biết, Chinsu là thương hiệu nổi tiếng cung cấp các mặt hàng về gia vị như nước mắm Chinsu, tương ớt Chinsu, nước tương Chinsu… Vậy thì lý do vì sao lại có câu chuyện Chinsu bị tẩy chay. Trong khi đó, Tẩy chay Chinsu là câu chuyện chưa được làm rõ? Bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ những nguyên nhân để xác định thực hư câu chuyện như thế nào. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây…

Đôi nét về sản phẩm thương hiệu Chinsu

bộ sưu tập chinsu

Các sản phẩm của CHIN-SU đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt

Chinsu cùng với các thương hiệu khác như Nam Ngư, Omachi, nước tăng lực Wake up 247, Vinacafe, Kokomi… đều thuộc công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Cosumer) là Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và đồ uống bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cháo ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng và đồ uống đóng chai. Thông qua công ty liên kết Vĩnh Hảo, Công ty đã tham gia ngành hàng nước giải khát đóng chai.

Những thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer luôn đồng hành với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.

Chinsu hiện tại đang cung cấp các sản phẩm như nước mắm Chinsu, nước tương Chinsu, tương ớt Chinsu, tương cà Chinsu…Các mặt hàng đều đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng cũng như đáp ứng được những tiêu chí về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhà máy sản xuất đạt chuẩn quốc tế

nhà máy sản xuất nước mắm chinsu

Nhà máy sản xuất đạt chuẩn của CHIN-SU

Hiện nay, với sự lớn mạnh nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn thì Masan Consumer đã mở rộng hệ thống nhà máy lên con số 13 và đặt tại 10 tỉnh thành trong cả nước bao gồm: Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Hải Dương, Đồng Nai, Hậu Giang, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ninh và Nghệ An…

Tất cả các nhà máy của Masan đều đạt các tiêu chuẩn về sản xuất HACCP, ISO 9001 (hệ thống quản lý chất lượng), ISO 22000 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm) và OHSAS 18001 (chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe người lao động).

Vậy thì tại sao lại có câu chuyện Tẩy chay Chinsu?

Sự thật về chuyện tẩy chay Chinsu sau sự cố thu hồi

Có thể thấy sau sự cố thu hồi xảy ra, có không ít người tiêu dùng cảm thấy hoang mang và nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Nhưng chỉ với những tin đồn và chia sẻ không có căn cứ thì người tiêu dùng có đang hiểu sai? Theo những đánh giá của các chuyên gia về hàm lượng cho phép của chất phụ gia trong sản phẩm cũng như lý do sự khác biệt về thói quen ăn uống của hai nước. Điều này nói lên được việc sản phẩm của Chinsu chứa chất cấm là không đúng.

Với một thương hiệu lâu năm và có uy tín trên thị trường không chỉ ở Việt Nam mà còn cả thị trường quốc tế, Chinsu đã khẳng định điều đó là rất nhiều yếu tố cũng như kiểm định về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng luôn ưu tiên sản phẩm của Chinsu là một lựa chọn hàng đầu. Bằng chứng là để chứng minh được độ bao phủ của Masan Consumer tại Việt Nam, Có đến 98% hộ gia đình Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm của Masan. Theo báo cáo thường niên của Masan năm 2017, thị trường tương ớt Chinsu chiếm 71%, thị trường nước tương (xì dầu) chiếm 67% và thị trường nước mắm chiếm tới 66% so với các sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường. Đó cũng chính là lý do chúng ta có thể khẳng định được người tiêu dùng Việt rất ưa chuộng sản phẩm của Masan cũng như là thương hiệu Chinsu. Chính vì thế, tin đồn người tiêu dùng quay lưng với Chinsu là hoàn toàn vô căn cứ.

Nguyên nhân xuất hiện cụm từ “tẩy chay Chinsu”

vì sao chinsu bị tẩy chay

Cụm từ “tẩy chay CHIN-SU” chỉ vừa xuất hiện trong thời gian gần đây

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin về vụ việc xôn xao vừa qua trên các trang báo sau sự cố 18.000 chai tương ớt bị thu hồi tại Nhật.

Việc tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật Bản được trang thông tin của thành phố Osaka vào ngày 2/4/1019. Được biết nguyên nhân những chai tương ớt bị thu hồi là do chứa phụ gia thực phẩm (axit benzoic, axit sorbic…) chưa được kiểm định sử dụng tại Nhật Bản, vi phạm điều 11, khoản 2, Luật Vệ sinh thực phẩm. Ở Nhật Bản, đây là thành phần được quy định nồng độ rõ ràng trên gia vị hay thực phẩm. Và nó cũng chính là thành phần không được cho phép trong tương ớt tại Nhật.

Nguồn thông tin từ Nhật Bản cho biết, ngày 8/3/2019 cán bộ giám sát an toàn thực phẩm của Cục Y tế và Phúc lợi thành phố Tokyo tiến hành kiểm tra sản phẩm tương ớt dán nhãn Chinsu tại một cửa hàng ở khu thương mại sầm uất Shinjuku vì nghi ngờ vi phạm Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật Nhãn thực phẩm. Chai tương ớt này được Tập đoàn Jarvis (Nhật) nhập và nhãn dán trên sản phẩm không đề cập đến axit benzoic hay sorbic – các phụ gia chất cấm dùng trong tương ớt tại Nhật.

Sau khi được Hiệp hội Vệ sinh thực phẩm Tokyo thuộc Viện Nghiên cứu công nghệ thực phẩm Tokyo kiểm tra. Và kết quả hàm lượng axit benzoic trong tương ớt Chinsu bị thu hồi ở Nhật lần lượt là 0,41g/kg với các chai có hạn dùng 10/6/2019; 0,44g/kg với hạn dùng 17/6/2019 và 0,45g/kg với hạn dùng 6/7/2019. Số lượng tất cả có 757 thùng, 18.168 chai tương ớt đã được bán cho Công ty TNHH công nghiệp ISC từ tháng 10 đến tháng 12/2018.

Hàm lượng được cho phép trong tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, axit benzoic có trong danh mục phụ gia bảo quản của Codex (Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế), hiện có 186 quốc gia áp dụng tiêu chuẩn này, trong đó Việt Nam, Nhật Bản đều là thành viên. Quy định tại các nước như Việt Nam, Mỹ, Canada, Châu Âu, Úc, Nga, Trung Quốc, Đài Loan về việc sử dụng axit benzoic là 1000mg/kg.

Được biết Đó là tiêu chuẩn chung. Tuy nhiên không phải tất cả các thành viên đều cho phép. Các thành viên của Codex có nước lại cho phép và có nước lại tuyệt đối cấm.

Và dựa trên tiêu chuẩn của Codex so với hàm lượng axit benzoic được phát hiện trong sản phẩm của Chinsu bị Nhật Bản thu hồi, lần lượt là 0,41g/kg, 0,44g/kg và 0,45g/kg thì vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép của quốc tế.

Bên cạnh đó, bà Trần Việt Nga Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: “Danh mục phụ gia của Việt Nam tương tự danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex). Tổ chức Thương mại thế giới cho phép nếu tuân thủ quy định của Codex thì không cần bổ sung bằng chứng khoa học, còn thực hiện khác Codex thì cần bằng chứng. Nhật Bản có quy định không cho phép axit benzoic trong tương ớt là họ cũng đã có nghiên cứu, nhưng là họ dựa vào thói quen ăn uống của từng nước để tính hàm lượng ăn vào tối đa hằng ngày, từ đó có thể cho phép sản phẩm này, không cho sản phẩm kia”.

Điều cần phải quan tâm đến chính là thói quen sử dụng thực phẩm của hai quốc gia là khác nhau. Đó là lý do bị cấm ở nước này nhưng có thể sử dụng ở nước kia.

Người tiêu dùng nên làm gì trước làn sóng tin đồn tẩy chay Chinsu

Như bạn đã biết, Chinsu là một trong những thương hiệu chủ chốt của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan. Ra đời vào năm 2002. Đến hôm nay, Chinsu đã trở nên gần gũi với tất cả cả các gian bếp của mọi gia đình.

Cũng chính từ sự cố gây tranh cãi trên, có thể thấy được người tiêu dùng hiểu sai về những thông tin được cho là thiếu căn cứ. Hiện nay, đứng trước những thông tin khác nhau. Người tiêu dùng thường không tìm rõ nguồn gốc thực hư của sự việc. Đó chính là lý do những cuộc tranh luận không hồi kết của cộng đồng mạng về một thông tin nào đó thường xuyên xảy ra.

Là một người tiêu dùng thông minh, khi đứng trước những tin tức mới bạn nên có cái nhìn bao quát về vấn đề. Không chỉ lắng nghe từ một phía và hãy chọn lọc thông tin để tiếp thu cũng như truyền đạt cho người khác.

Trước những thông tin về sự cố thu, thay vì tin vào tin đồn tẩy chay Chinsu bạn hãy nhìn nhận những sự thật đằng sau đó. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ cho bạn có được cái nhìn đúng về một thương hiệu gắn liền với người tiêu dùng Việt hơn một thập kỷ qua.

>>> Xem thêm: