Masan tiếp tục trên nấc thang tăng trưởng
Masan tiếp tục tăng trưởng cao cả về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2018. Theo báo cáo thường niên năm 2018 Masan công bố, doanh thu thuần của Masan Consumer tăng 28% so với năm 2017 và dự kiến tăng trưởng 20-30% trong năm 2019 nhờ chiến lược gia tăng giá trị của các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể của các ngành hàng trụ cột mới.
Mục lục
Masan Consumer Đôi nét về các sản phẩm
Công ty Cổ phẩn Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) là công ty con của Masan Group chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và đồ uống hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm của Masan bao gồm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cháo, xúc xích, cà phê hòa tan, ngũ cốc dinh dưỡng và nước uống đóng chai
Năm 2018, các thương hiệu có doanh thu hơn 500 tỷ đồng cho doanh nghiệp bao gồm: Chinsu, Vinacafe, Kokomi, Wake up, Omachi, Tam thái tử, Nam Ngư và Wake-up 247.
MCH tăng trưởng tích cực từ các dòng sản phẩm cao cấp
Các thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer gồm Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Komi, Heo Cao Bồi, Vinacafé, Phil Café, Wake-Up, Wake-Up 247, Vĩnh Hảo, Vivant, Lemona, Quang Hanh và Faith, trong đó có nhiều thương hiệu nhiều năm liền được bình chọn là nhãn hàng phát triển nhanh nhất và được nhiều người tiêu dùng Việt tin dùng nhất.
Trong năm 2018, Masan Consumer tự hào đứng đầu “Top 10 Công ty thực phẩm uy tín” theo Vietnam Report, nằm trong Top 3 Nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở cả Thành thị và Nông thôn Việt Nam trong suốt 6 năm qua, theo Bảng xếp hạng Brand Footprint của Kantar Worldpanel 2018
Thành công tái cấu trúc mô hình kinh doanh, Masan tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018
Theo báo cáo thường niên năm 2018 của Masan Consumer, sau khi thành công tái cấu trúc mô hình kinh doanh từ “bán hàng hóa” thành “xây dựng thương hiệu” cuối năm 2017, hy sinh lợi ích ngắn hạn để tập trung nguồn lực vào tăng trưởng bền vững trong dài hạn, Masan Consumer đã tăng trưởng trở lại trong năm 2018
Cũng theo báo cáo này, nhờ cắt giảm sự phụ thuộc vào các hoạt động khuyến mãi, giải phóng nguồn lực để đầu tư vào các hoạt động xây dựng thương hiệu. Doanh thu thuần của Masan Consumer tăng 28% so với năm 2017. Đây là một sự tăng trưởng vượt bậc so với 5 năm gần đây của Masan Consumer.
Masan Consumer: Những con số ấn tượng
Báo cáo thường niên năm 2018 của Masan cũng đã công bố sự tăng trưởng khá tốt các ngành hàng chính.
Doanh thu năm 2018 từ các ngành hàng chính của Masan tăng trưởng đột phá. Doanh thu từ gia vị, mì ăn liền đã tăng trưởng trở lại, tăng 35% và 29% so với 2017.
Ngành nước tăng lực cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức 36% so với 2017. Việc chủ động tái cấu trúc mô hình kinh doanh theo hướng xây dựng thương hiệu cho phép doanh nghiệp giảm bớt các hoạt động khuyến mại một cách bền vững, dẫn đến biên lợi nhuận trước thuế tăng 3%, từ 19,8% trong năm 2017 lên 22,8% trong năm 2018.
Masan Consumer dự kiến năm 2019 sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong khoảng 20% đến 30% nhờ chiến lược gia tăng giá trị của các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội của các ngành hàng trụ cột mới.
Trong năm 2018, ngành hàng gia vị của Masan đạt tăng trưởng cao nhờ tăng trưởng sản lượng của các thương hiệu chủ chốt và những phát kiến sản phẩm cao cấp mới.
Doanh thu thuần năm 2018 của ngành hàng gia vị tăng 35% lên 6.958 tỉ đồng từ mức 5.159 tỉ đồng trong năm 2017. Các thương hiệu chủ chốt như Chin-Su và Nam Ngư tiếp tục đạt danh thu cao do sản lượng tăng 26% và là trụ cột chính thúc đẩy doanh thu cho ngành gia vị.
Ngành hàng cafe của Masan (không tính nhãn hiệu Wake-up 247) đạt doanh thu 1.708 tỉ đồng, tăng 11% do tăng trưởng sản lượng
Ngành đồ uống đóng chai, ghi nhận thành công ấn tượng của nhãn hàng Wake-up 247 với tốc độ tăng trưởng kép trong giai đoạn 2015 – 2018 đạt 50%. Doanh thu thuần của ngành hàng nước tăng lực tăng trưởng 60% đạt 1.947 tỉ đồng
Năm 2018 đánh dấu tăng trưởng cao của ngành thực phẩm tiện lợi với tăng trưởng sản lượng đạt 23% và giá bán bình quân tăng 6%. Masan cũng tung ra các sản phẩm đột phá mới như Omachi Cup – giải pháp cho bữa ăn hoàn chỉnh và khoai tây nghiền Omachi. Nhờ vậy, doanh thu thuần của ngành hàng đạt 4.636 tỉ VND trong năm 2018 tăng 29% so với năm 2017. Các sản phẩm dưới thương hiệu Omachi trong năm 2018 tăng 34% so với năm 2017 và hiện chiếm khoảng 40% doanh thu toàn ngành hàng
Bảng thống kê mức tăng trưởng ngành hàng thực phẩm của Masan trong năm 2018
Phát kiến mới là động lực giúp Masan tăng trưởng năm 2018
Trong năm 2018, đội ngũ Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm (R&D) của Masan đã cho ra đời hơn 30 sản phẩm mới trong đó hơn 10 sản phẩm mang tính đột phá, để lại những dấu ấn mạnh mẽ của trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Từ mì Omachi Business Class hay sản phẩm khoai tây nghiền Omachi lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, cùng với xúc xích thương hiệu Pönnie với hàm lượng thịt 88% cho hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Đến Nước khoáng Vivant và nước tăng lực Compact là những nhân tố mới tiềm năng sẽ tiếp nối Wake-Up 247 để khẳng định vị thế mới của Masan trong ngành hàng đồ uống.
Theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018, Masan hiện đang vận hành tổng cộng 13 nhà máy sản xuất ở các địa điểm chiến lược tại 10 tỉnh thành trên cả nước, gồm Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Phú Quốc, Hậu Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Nghệ An, Hải Dương, Quảng Ninh…
Trong năm 2018, công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất xốt sệt thứ hai tại nhà máy Bình Dương; công ty cũng đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất xốt tươi công suất 12.000 tấn/năm.
Ở ngành hàng tiện lợi, Masan Consumer đã nghiên cứu và đầu tư thành công việc tự động hóa khâu nhập liệu và đóng gói thành phẩm trên dây chuyền mì ăn liền, đồng thời cũng đưa thêm một dây chuyền đóng gói mì ly vào sản xuất.
Với việc các nhà máy đều đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm gồm GMP và HACCP (Thực hành sản xuất tốt và kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm), ISO 9001 và ISO 22000 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm), và OHSAS 18001 (Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe người lao động) hy vọng năm 2019 chúng ta sẽ chứng kiến nhiều sản phẩm an toàn và chất lượng hơn nữa từ Masan đến tay từng người tiêu dùng Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Sản phẩm Masan đẩy mạnh xuất khẩu theo tiêu chuẩn từng quốc gia
Với mục tiêu trở thành và được công nhận là công ty thành công nhất trong việc xây dựng thương hiệu hàng tiêu dùng của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Năm 2018, Masan Consumer tập trung đầy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Bắc Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Úc và Đông Á…thiết lập hệ thống các nhà phân phối chủ chốt ở thị trường Bắc Mỹ gồm Hoa Kỳ và Canada, đẩy mạnh xuất khẩu hai ngành hàng chính là gia vị và cà phê với hai nhãn hàng chủ lực là nước mắm Chin-Su và Vinacafe.
Theo Masan Consumer, các sản phẩm xuất khẩu đều được nghiên cứu và sản xuất riêng dựa trên khẩu vị và yêu cầu nghiêm ngặt của cơ quan quản lý của nước sở tại. Tại thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc đầu tư và khai thác tiềm năng to lớn của thị trường cà phê hòa tan với hai thương hiệu chủ lục là Vinacafe và Wake-Up Café mở đường cho các thương hiệu lớn có mặt tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dựa theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018 tr.22
Dựa theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018 tr.5 Dựa theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018 tr.7 Dựa theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018 tr.22 Dựa theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018 tr.22 Dựa theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018 tr.22 Dựa theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018 tr.25 Dựa theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018 tr.24 Dựa theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018 tr.10 Dựa theo báo cáo thường niên của Masan Consumer năm 2018 tr.22 |
>>> Xem thêm: