Nước mắm: Mộc mạc nhưng chắt lọc tinh tuý cả về hương và sắc

Nước mắm được tôn vinh là “linh hồn” ẩm thực Việt Nam. Thứ gia vị đặc trưng của người dân 3 miền nhìn thì mộc mạc, giản đơn nhưng lại là sự chắt lọc tinh tuý cả về hương và sắc. Hương vị nồng nàn đặc trưng, bổ sung độ đạm cùng hậu vị cá tươi – nâng tầm chất lượng ẩm thực gia truyền của đất nước hình chữ “S”.

Nước mắm – danh từ liên quan đến một thứ gia vị “quốc hồn quốc túy”, mỗi lần nhắc đến là cả một câu chuyện dài như tấu sớ: chứa lịch sử hình thành, một số khái niệm được sử dụng trong ngành mắm, quy trình chế biến, cách nấu nước mắm ngon, các món ngon được làm từ mắm và có cả một số lời giải đáp cho những thắc mắc mà người dùng đang quan tâm trước khi quyết định sử dụng.

Nước mắm Châu Á

Trong lịch sự hình thành nước mắm, nước mắm châu Á thường được chế biến từ cá cơm, muối và nước, cần được tiêu thụ điều độ vì nó có vị rất mạnh. Việt Nam rất giống Thái Lan – mắm Thái được gọi là nam pla (น้ำปลา).

nước mắm vị tinh túy mộc mạc về hương và sắc

Gia vị “quốc hồn quốc túy”, mỗi lần nhắc đến là cả một câu chuyện dài như tấu sớ…

Tại Trung Quốc, nó được gọi là ngư lộ (魚露, yúlù), tại Triều Tiên gọi là eojang (어장), tại Indonesia kecap ikan và tại Philippines là patis. Tại Nhật Bản, ba loại mắm được sử dụng; shottsuru(しょっつる) ở tỉnh Akita, ishiru(いしる) ở tỉnh Ishikawa, và ikanago-jōyu(いかなご醤油) ở tỉnh Kagawa.

Mắm Lào được gọi là padek, được chế biến từ cá nước ngọt. Bã cá giống mắm ở Indonesia được gọi là trasi, tại Campuchia prahok (bò hóc) và thường dùng cá đã để hơi ươn trước khi ướp muối. Người Mã Lai cũng có cục gạnh cá gọi là belacan.

Nước mắm Phương Tây

Có một loại nước mắm cũng đã từng phổ biến ở thời La Mã cổ đại, tiếng Latin gọi là garum hoặc liquamen, cũng tồn tại trong nhiều loại nước chấm như oxygarum (pha với giấm), meligarum (pha với mật ong), v.v. Nước chấm cũng là một trong những đặc sản ở vùng Hispania Baetica.

Trong tiếng Anh, nó được gọi là Fish Sauce. Nước chấm Worcestershire ở Anh là một sản phẩm tương tự, loại nước chấm này được mang từ Ấn Độ sang Anh Quốc. Ngày nay, người ta dùng cá trống để làm garum, nhưng không được lên men.

nước mắm tên tiếng anh là gì

Nước mắm tên tiếng anh là gì?

Nước mắm truyền thống Việt Nam

Còn nước mắm truyền thống của người Việt Nam theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp (chượp) trong một thời gian dài với muối. Trên phương diện khoa học, nước mắm còn được gọi là hỗn hợp muối với các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá, trải qua một quá trình thuỷ phân có tác nhân là các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn mà thành.

Theo các chuyên gia làm mắm nước ta, tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất chính là độ đạm – đạm tạo nên hậu vị ngòn ngọt sau vị mặn của muối.

Độ đạm của nước mắm là gì?

Độ đạm của nước mắm có thể hiểu là tổng hàm lượng Nitơ có trong 1 lít nước mắm. Có nhiều chất đạm có trong nước mắm bao gồm:

  • Đạm tổng số: Là tổng lượng Nitơ có trong nước mắm (g/l), chỉ số này quyết định phân hạng của nước mắm.
  • Đạm Amin: Tổng lượng đạm nằm dưới dạng Acid Amin (g/l), nó quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm là bao nhiêu.
  • Đạm Amon: Gọi khác là đạm thối, nếu độ đạm này có càng nhiều thì nước mắm bị đánh giá là kém chất lượng.

Chỉ số độ đạm trên bao bì nước mắm mà người tiêu dùng thường thấy chính là đạm tổng số. Độ đạm tạo nên chất lượng cho nước mắm, nhưng việc tiêu thụ độ đạm quá cao trong thời gian quá lâu thì lại không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Lý do là vì điều này có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe như tìm mạch và huyết áp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Ăn mặn có nguy cơ mắc phải bệnh gì?

Vùng nước mắm ngon ở đâu tại Việt Nam?

Ở nước ta, cứ hễ nhắc tới nước mắm ngon mua ở đâu thì không thể không nhắc đến Top 3 địa danh được cho là cái nôi của ngành nước mắm, cụ thể:

– Đảo ngọc Phú Quốc: nơi có nước mắm Phú Quốc với sắc nâu đỏ cánh gián nhờ cách ướp tươi còn máu trong thân cá và thời gian ủ trong thùng gỗ lên tới 12 tháng.

– Thành phố biển xinh đẹp Nha Trang: nơi có những giọt mắm thơm ngon, trong suốt màu vàng rơm, nồng nàn hương vị biển, đậm đà nhưng hậu ngọt rất khó quên.

Nước mắm Phan Thiết: màu nước mắm hình thành trong suốt từ màu vàng rơm cho tới nâu đỏ cánh gián, không có mùi tanh và có mùi thơm rất đặc trưng.

Tuy nhiên, màu sắc và độ đậm và độ mặn nước mắm ở mỗi vùng sẽ không giống nhau. Lý do dẫn đến sự khác biệt này chính là do cách chế biến, nguyên liệu sử dụng và tỉ lệ pha trộn mỗi vùng miền mỗi khác nhau.

nuoc mam coi nguon khoi thuy cua nuoc mam ngon

Khác hẳn với nước mắm công nghiệp (nước mắm được sản xuất trên dây chuyền hiền đại), nước mắm truyền thống là sản phẩm được làm hoàn toàn theo phương pháp ủ chượp thủ công của cha ông từ xa xưa.

Quy trình chế biến nước mắm

Truyền thống

Khác hẳn với nước mắm công nghiệp (nước mắm được sản xuất trên dây chuyền hiền đại), nước mắm truyền thống là sản phẩm được làm hoàn toàn theo phương pháp ủ chượp thủ công của cha ông từ xa xưa. Mắm được chắt cốt từ tinh chất cá cơm và muối được ngâm dầm trong các lu, vại thời gian từ 18-24 tháng, quá trình này sẽ giúp thịt cá ngâm dầm trong muối mặn sẽ phân giải các protein từ đơn giản đến phức tạp cùng các axit amin có lợi cho sức khỏe.

Các axit amin này đều được tổng hợp từ những enzim có sẵn trong hệ tiêu hóa và trong thịt cá, giúp nước mắm truyền thống khi chắt cốt có vị ngọt hậu, mặn ngọt hài hòa và thật tự tự nhiên, nguyên chất, sạch mà không cần đến bất cứ sự can thiệp nào của hương liệu, phụ gia hay máy móc công nghệ – tất cả đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công.

Nước mắm truyền thống ngon (hay còn gọi là nước mắm cốt nguyên chất) phải được chắt cốt từ cá với thành phần duy nhất chỉ cá và muối, không có sự can thiệp của bất cứ loại phụ gia, hương liệu nào. Đây chính là yếu tố đánh giá chất lượng nước mắm ngon, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng.

Khi tìm hiểu sâu về nước mắm truyền thống, nhiều người sẽ thắc mắc về nguyên liệu chính để làm ra nước mắm truyền thống là gì? Bởi đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Những nghệ nhân làm nước mắm lâu năm đều bật mí bí quyết làm nên nước mắm truyền thống ngon hảo hạng chính là phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng nguyên liệu, điều kiện thời tiết, nhiệt độ tự nhiên, kinh nghiệm trộn muối cùng thời gian ủ chượp cá.

Nếu ở Phan Thiết, nghệ nhân chỉ tin dùng cá nục để làm mắm, ở Phú Quốc là cá cơm đôi khi kết hợp cùng cá nục, thì người Nha Trang chỉ tuyển chọn duy nhất nguyên liệu cá cơm. Cũng chính vì sự khác nhau từ chất lượng nguyên liệu mà nước mắm mỗi vùng miền cũng khác nhau về độ đạm, màu sắc, mùi vị nhất định.

Nước mắm truyền thống được sản xuất từ những mẻ cá cơm, nhưng được nuôi ở môi trường biển khác nhau nên cũng cho ra chất lượng mắm khác nhau. Bên cạnh đó, người sản xuất mắm truyền thống rất chú trọng khâu lựa chọn nguyên liệu, nguyên liệu cá cơm phải đảm bảo độ tươi sống chất lượng nhất. Kết hợp với kỹ thuật hòa trộn muối trắng với cá biển, sao cho vừa đủ, rồi lặng lẽ theo dõi mùi cá lên hương cho tới khi chỉ còn vị biển dậy mùi.

Muối để ướp cá cũng phải là loại muối hạt vừa, trắng đục, khô ít tạp chất. Và đặc biệt chỉ có những nghệ nhân với tay nghề, tâm huyết hàng chục năm, nhiều kinh nghiệm mới được phép mở cửa lù nếm thử, kiểm định chất lượng những giọt mắm nhĩ đầu tiên trước khi tới tay những bếp ăn của gia đình Việt.

Hiện đại (dây chuyền công nghiệp)

Nước mắm công nghiệp là dòng nước mắm sản xuất theo quy trình hiện đại, có công nghệ pha chế để tạo ra một sản phẩm nước mắm trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu về lượng cho thị trường. Đồng thời, sản phẩm nước mắm tạo ra phải có hương vị phù hợp với đa số khẩu vị của người tiêu dùng và đảm được cả về chất lượng và tiêu chuẩn an toàn do mỗi Quốc gia quy định.

Vì vậy, để tạo ra một sản phẩm nước mắm công nghiệp an toàn thì doanh nghiệp sản xuất phải đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và chỉ số an toàn từ khâu lựa chọn nguyên liệu do Bộ Y tế quy định trước khi sản phẩm được đến tay người tiêu dùng.

Theo đúng công nghệ sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nước mắm công nghiệp hiện nay thì nguyên liệu chính của sản phẩm này là nước mắm cốt được sản xuất theo phương pháp truyền thống hoặc được thu mua từ những nhà thùng sản xuất nước mắm truyền thống. Sau đó, nguồn mắm cốt này sẽ được pha chế theo công thức đặc biệt của mỗi doanh nghiệp để tạo nên thành phẩm nước mắm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.

Trải qua quá trình xử lý nghiêm ngặt về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên dây chuyền sản xuất, với hệ thống máy móc hiện đại nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của mỗi chai nước mắm theo tiêu chuẩn của thế giới thì nước mắm công nghiệp mới đạt chuẩn và được phép đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhờ có hệ thống sản xuất tiên tiến, sản xuất với số lượng lớn mà giá thành của nước mắm công nghiệp đã phù hợp với tất cả khả năng chi trả của từng phân khúc khách hàng.

nước mắm hiện đại

Nhờ có hệ thống sản xuất tiên tiến, sản xuất với số lượng lớn mà giá thành của nước mắm công nghiệp đã phù hợp với tất cả khả năng chi trả của từng phân khúc khách hàng.

Các loại nước mắm cơ bản có thể bạn đã biết

Nước mắm cá cơm

Trong văn hóa người Việt Nam, ông bà ta thường dùng rất nhiều loại cá để ủ làm nước mắm như cá đồng, cá biển các loại. Loại cá nào cũng làm nước mắm được, thế nhưng chỉ duy nhất cá cơm mới tạo ra chất lượng nước mắm có độ đạm tự nhiên cao và hương vị thơm ngon.

Trong tiếng Latin, cá cơm được gọi là Anchovy, ít có ở các vùng biển trên thế giới. Ở nước ta cũng vậy, không phải vùng biển nào cũng có cá cơm. Cá cơm có nhiều loại, nhưng loại tốt nhất để làm ra nước mắm ngon là loại cá sọc tiêu, than đen, phấn và than đỏ. Những loại này chỉ có ở vùng Vịnh Thái Lan và quanh Đảo ngọc – Phú Quốc.

Nước mắm cá linh  

Ở miền Tây, có một loại nước mắm truyền thống khác được sản xuất từ cá linh – đặc sản chỉ có ở mùa nước lũ gọi là mắm cá linh. Mắm cá linh không chỉ thơm ngon, màu sắc bắt mắt mà còn rất được lòng người dân bởi hậu vị không thua kém cá cơm là bao.

Muốn có nước mắm cá linh ngon thì phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất như đi thu mua cá tươi, rửa sạch rồi cho vào lu ủ. Khi ủ, phải theo quy trình nghiêm ngặt: cứ một lớp cá phải rải lên một lớp muối cho đến khi đầy lu. Bình quân, mỗi lu ủ khoảng 30 kg cá sẽ cho ra 15 lít nước mắm. Trong thời gian ủ (hơn 6 tháng), phải thường xuyên mở nắp lu để cá được phơi nắng. Sau thời gian ủ, sẽ lấy cá ra khỏi lu để đun, nấu thành nước mắm. Để có sản phẩm thơm ngon, phải để bếp lửa cháy vừa phải, đến khi cá hòa tan thành nước mắm.

Theo kinh nghiệm dân gian nơi đây, để biết nước mắm đến độ chín vừa phải, người nấu dùng cơm nguội bỏ vào nồi. Khi nào cơm nổi lên lớp mặt, tức là nước mắm đã chín. Lúc này nước mắm có màu đỏ vàng và bốc lên mùi thơm với hương vị của cá linh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách kho cá linh ngon đúng điệu

Các loại nước chấm ngon được người dùng “ưu ái”

Nhắc đến nước mắm, cách làm các loại nước mắm chấm ngon từ nước mắm cũng chính là một trong những điều nhận được sự quan tâm của các chị em nội trợ. Dưới đây là 3 tuyệt chiêu làm nước mắm ngon mà bất kỳ chị em nội trợ nào cũng nên biết.

Nước mắm tỏi ớt

Nguyên liệu:

1 muỗng nước cốt chanh, 5 muỗng nước mắm, 4 muỗng đường, 6 muỗng nước lọc và tỏi, ớt băm tùy ý.

Chi tiết cách làm như sau:

Cho nước cốt chanh, nước mắm, nước lọc, đường vào chén. Khuấy đều tay cho tan hết hỗn hợp. Cuối cùng, cho tỏi ớt đã băm nhuyễn vào là hoàn tất.

>>> Tham khảo chi tiết quy trình làm nước mắm tỏi ớt TẠI ĐÂY

Nước mắm chấm gỏi

Nguyên liệu:

3 thìa đường, 1 quả chanh, 3 tép tỏi, 3 quả ớt, 1 thìa nước mắm ngon và nước sôi để nguội (nếu cần)

Cách thực hiện:

  • Cho 3 thìa đường và nước cốt chanh vào cùng một cái bát và khuấy đều để đường tan hết.
  • Vắt thêm ít nước cốt chanh để làm nước mắm trộn gỏi.
  • Đổ một thìa nước mắm vào hỗn hợp chanh đường vừa pha lúc nãy, khuấy đều cho tất cả hòa quyện vào nhau. Điều chỉnh nguyên liệu để phù hợp với khẩu vị của gia đình bạn.
  • Bóc sạch vỏ tỏi, ớt rửa sạch rồi bỏ cuống. Băm nhỏ ớt và tỏi để chuẩn bị cho kèm vào nước mắm trộn gỏi đu đủ.
  • Trút hết tỏi ớt đã được băm vào bát nước mắm vừa pha. Cho một phần nước mắm vào trộn cùng sau khi làm nước mắm trộn gỏi. Đợi khoảng 10 phút cho nguyên liệu ngấm các gia vị thì chúng ta chắt bỏ phần nước này đi.
  • Cuối cùng, trộn hết các nguyên liệu làm gỏi với nhau và đổ nốt phần nước mắm trộn gỏi còn lại vào, trộn thật đều tay là hoàn tất.

Cách làm nước mắm ăn bánh xèo

Nguyên liệu:

1 nhánh tỏi, 5 muỗng canh đường, 2 trái ớt, 1 trái chanh, 1 chén nước sôi để nguội và 1/2 chén nước mắm.

Chi tiết cách làm nước chấm bánh xèo:

Ớt bỏ hạt, xắt tròn rồi băm nhuyễn. Tỏi bóc vỏ, đập nhuyễn. Chanh vắt lấy nước, tách bỏ hạt để không đắng.

Khuấy đều hỗn hợp: 2 muỗng đường, 2 muỗng nước sôi, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng chanh. Thêm ớt, tỏi băm vào bát và tiếp tục khuấy đều.

Mẹo cho các chị em nội trợ: nước mắm Nam Ngư Phú Quốc hoặc nước mắm Chinsu hương Cá hồi, Chinsu Thượng hạng sẽ giúp chén nước mắm được ngon và hấp dẫn hơn.

3 cách nấu nước mắm phổ biến

Cách nấu nước mắm đường

Nguyên liệu cần có để thực hiện món nước mắm này là: nước mắm, đường, giấm hoặc chanh, tỏi, ớt, tiêu, nước lọc.

Đây là nước chấm khá quen thuộc với mỗi chúng ta, món nước chấm này có rất nhiều công thức pha khác nhau và có thể dùng ăn cùng với nhiều món khác nhau. Nhưng về cơ bản nước chấm chua ngọt đều thực hiện trên một cách pha chung đó là:

  • Bạn chuẩn bị một bát to cho nước mắm, đường, nước lọc và giấm hoặc nước cốt chanh đã loại bỏ hạt vào. Rồi khuấy đều lên để cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
  • Băm tỏi ớt thật nhỏ rồi cho vào bát nước chấm, khuấy đều lên để cho tỏi và ớt ngấm đều vào trong hỗn hợp. Vậy là bạn đã hoàn thành xong món nước chấm chua ngọt và có cả vị cay nữa.
  • Với cách làm nước mắm đường ngon loại này, bạn có thể sử dụng để làm nước sốt cho món sườn non kho hoặc các món kho tộ đều rất hợp khẩu vị.

 Cách nấu nước mắm cơm tấm

Để thực hiện cách làm nước mắm ăn cơm tấm, bạn chuẩn bị các nguyên liệu như: Ớt cay, ớt chuông, tỏi đã lột sạch vỏ, giấm, đường, muối, nước lọc, hũ thủy tinh sạch, bột năng và nguyên liệu đặc biệt không thể thiếu là nước mắm ngon (Nam Ngư Phú Quốc là sự lựa chọn hợp lý).

nước mắm ăn cơm tấm

Cách làm nước mắm ăn cơm tấm rất đơn giản

Cách làm như sau:

  • Đầu tiên, tỏi và ớt bạn tiến hành sơ chế qua rồi băm nhuyễn, cả đối với ớt chuông và ớt cay. Chú ý, bóc thật sạch vỏ đối với tỏi và bỏ sạch hạt với ớt.
  • Bạn chuẩn bị một chiếc chảo có đáy sâu, cho tỏi và ớt đã băm nhuyễn vào chảo. Rồi bạn cho đường, nước mắm, giấm ăn và nước lọc vào chảo. Cho chảo lên bếp rồi vừa đun, vừa dùng đũa khuấy đều để đường tan hết. Chú ý, bạn không nên đun lửa to vì sẽ khiến đường và các nguyên liệu được băm nhỏ bị cháy.
  • Đun được 10 phút thì đổ phần bột năng đã pha loãng với nước vào. Nên vừa đổ hỗn hợp bột năng vào, vừa từ từ vừa khuấy đều và nhanh tay để cho bột không bị vón cục lại. Bạn tiếp tục khuấy đều đến khi bột sánh lại tạo thành hỗn hợp sền sệt và màu trở nên trong hơn là có thể tắt bếp và để cho nguội.
  • Chuẩn bị một hũ thủy tinh và rửa sạch. Lưu ý, bạn nên trần qua hũ này bằng nước nóng để làm sạch bụi bẩn và phơi ở nơi khô thoáng để hũ khô ráo trước dùng để đựng đồ. Khi hỗn hợp nước mắm sệt trong chảo đã nguội hẳn thì bạn đổ nước chấm vào bình, bạn có thể để bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 tháng vẫn có thể sử dụng được.

Cách làm nước mắm chay

Nguyên liệu: 2 quả dứa (thơm), 4 chén đường, ¼ chén nước màu đường, ½ chén bột nêm chay, 1 chén muối, 15 chén nước sôi, ¼ chén nước tương và chai đựng nước mắm.

Các bước thực hiện:

  • Dứa bạn đem rửa dứa thật sạch, gọt hết vỏ bên ngoài và những mắt dứa, nhưng nhớ để lại lõi dứa. Tiếp đến, cắt dứa thành từng miếng nhỏ rồi dùng dao băm thật nhuyễn. Bạn phải băm thật nhuyễn thì mới có được thành phẩm nước mắm chay an toàn thơm ngon hấp dẫn.
  • Bạn cho phần dứa (thơm) đã băm nhỏ vào chảo nóng và đảo đều tay, cho tiếp nước sôi để nguội, đường, hạt nêm, muối, nước tương vào chảo. Tiếp tục đun hỗn hợp nước dứa cùng gia vị lửa nhỏ riu riu đến khi gia vị tan đều vào nước. Khi đun sôi nồi nguyên liệu cần chú ý, nếu bọt nổi lên thì dùng muỗng hớt hết bọt để nước đun được trong và đẹp mắt hơn.
  • Đun hỗn hợp trong khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ thì tắt bếp, đợi đến khi nguội hẳn thì vớt hết dứa trong nồi ra. Sử dụng một miếng vải sạch để lọc nước dứa vừa nấu. Làm nước mắm chay điều cần nhất là phải lọc kỹ để nước mắm không còn tạp chất, như vậy mắm mới có thể sử dụng được lâu.
  • Phần nước mắm trong đã lọc được bạn tiếp tục cho vào chảo đun đến khi hỗn hợp sôi lại thì tắt bếp. Sau đó, lấy một ít nước mắm chay ra chén nhỏ và nếm thử. Nếu nước mắm chưa vừa miệng, hãy cho thêm đường, muối rồi cho vào chai thủy tinh, đậy kín nắp và dùng dần.

>>> Chi tiết cách làm TẠI ĐÂY

Các món ngon với nước mắm “ăn là ghiền”

Cách làm kho quẹt tóp mỡ

Nguyên liệu: Hành tím và hành lá, 50g tôm khô, 100g thịt ba chỉ, 1/2 chén nước mắm, 1/3 chén đường, tiêu, ớt.

Cách làm:

  • Thịt ba rửa sạch, chỉ lấy phần mỡ và cắt hạt lựu. Tôm khô cho vào ngâm với nước cho mềm.
  • Dùng chảo đun sôi phần mỡ trên bếp, vớt tóp mỡ ra để riêng khi thấy chúng hơi vàng, giòn.
  • Cho tôm đã ngâm vào chảo mỡ nóng và đảo đều cho đến khi hơi săn lại, thấy có mùi thơm.
  • Khuấy đều hỗn hợp chén nước mắm và đường vào nhau, đổ chúng vào nồi tôm khô. Chon thêm 1 muỗng canh nước lọc vào để giảm bớt độ mặn của kho, điều chỉnh độ mặn tùy khẩu vị của gia đình bạn.
  • Vặn nhỏ lửa khi thấy nồi kho quẹt sôi, kho trên lửa riu riu cho đến khi nồi kho quẹt thành 1 hỗn hợp hơi sệt sệt. Tắt bếp, thêm tóp mỡ, hành lá, tiêu đập dập và ớt vào là hoàn tất. Tóp mỡ nên cho sau cùng để giữ độ giòn.
  • Món này ăn kèm các loại rau luộc như: bầu, bắp cải, mướp đắng, đậu bắp… và cơm cháy hoặc cơm trắng đều rất ngon.

>>> Mời bạn đọc bài viết gốc Ở ĐÂY

 Cá lóc kho tộ

Nguyên liệu: 1 con cá lóc, 1 trái ớt sừng, nước mắm, hành tím, nước màu, hành lá, tiêu, muối, đường.

Cách làm:

  • Cá lóc sau khi làm sạch đem cắt cá thành những lát vừa ăn. Ứớp với 2 muỗng cà phê hành tím băm, 1 muỗng cà phê nước màu, 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tiêu, ít muối, ướp trong 30 phút cho thấm gia vị.
  • Kho nồi cá trên bếp với lửa vừa cho cá sôi lên, đảo đều 2 mặt và cho thêm 1/2 chén nước vào. Xóc đều nồi cá nhẹ nhàng, vặn lửa nhỏ và kho tiếp cho đến khi nước cạn và bắt đầu sệt lại, cá sẫm màu nâu là được.
  • Cho thêm ớt sừng cắt lát, hành lá xắt nhỏ vào nồi cá đang kho để tăng vị thơm cay cho món ăn.

Cách làm mực chiên nước mắm giòn

Nguyên liệu: 3 lạng mực ống tươi, 1 nhánh gừng nhỏ, 1 củ tỏi, 1 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê mì chính, tương ớt, muối, dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch mực: bỏ hết phần túi mực của mực, rửa mực lại cùng với nước muối loãng (hoặc dùng rượu trắng để rửa mực) để giảm độ tanh, làm mực thơm ngon và giúp mực trở nên săn chắc hơn. Cho mực ra đã rửa sạch vào rổ để cho ráo nước.
  • Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập hoặc thái chỉ. Tỏi bóc vỏ băm nhỏ.
  • Pha 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê mì chính và 1 muỗng canh đường trong 1 cái bát con.
  • Bắt chảo dầu nóng, cho mực đã ráo nước vào chiên. Nhớ cho mực chiên ngập trong dầu cho đến khi mực đã chín vàng, hãy vớt mực ra và cho vào 1 cái đĩa có lót giấy thấm dầu ở dưới đáy – cách này sẽ giảm bớt cảm giác bị ngấy khi ăn.
  • Đổ bớt dầu trong chảo vừa chiên mực vào 1 cái bát con, đun nóng chảo dầu. Cho số tỏi đã băm vào trong chảo phi thơm, cho mực cùng với số gừng đã thái vào trong chảo đảo thật đều. Cho tiếp nước mắm đã pha ban nãy vào trong chảo đảo đều.
  • Đun chảo khoảng 2 – 3 phút, tắt bếp khi thấy phần nước mắm cạn bám xung quanh mực và mực chuyển sang màu vàng cánh gián. Cuối cùng, bạn chỉ cần cho mực ra đĩa rồi dùng nóng ăn với cơm, thêm chút rau mùi trang trí lên đĩa mực chiên nước mắm và 1 đĩa tương ớt để chấm cùng.

Cánh gà chiên nước mắm giòn ngon

Nguyên liệu: 4 cái cánh gà, 4 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê tỏi băm và 2 muỗng cà phê đường.

Cách làm:

  • Ngâm cánh gà trong nước muối vài phút, xả thật sạch để ra rổ cho ráo. Lật mặt sau cánh gà, khứa vài đường cho thịt gà dễ thấm gia vị. Ướp cách gà cùng với nước mắm, tỏi, đường trong 15 phút.
  • Bắc chảo dầu cho nóng, cho cánh gà vào chiên đến khi vàng đều. Vớt cánh gà đã vàng ra thấm ráo dầu, cho ra đĩa và trang trí với ớt sừng rồi ăn kèm với xà lách, cà chua cắt lát.

cánh gà chiên nước mắm ngon

Mặc dù nước mắm đóng một vai trò quan trọng trong ẩm thực nhưng nước mắm không phải là thứ gia vị mà ai cũng có thể dùng.

>>> Một bài viết về cánh gà chiên nước mắm đầy đủ hơn Ở NGAY ĐÂY

Những điều cần biết về nước mắm

Mặc dù nước mắm đóng một vai trò quan trọng trong ẩm thực nhưng nước mắm không phải là thứ gia vị mà ai cũng có thể dùng và không phải ai cũng biết được dấu hiệu để nhận biết một chai nước mắm an toàn cho sức khỏe. Dưới đây chính là phần nội dung làm sang tỏ những vấn đề này.

Nước mắm thế nào là an toàn?

Từ xưa đến nay, nước mắm đóng một vai trò rất quan trọng, là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt, nước mắm sẽ giúp món ăn của bạn trở nên đậm đà hơn. Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều cơ sở sản xuất nước mắm nhưng chất lượng mắm thì còn phải xem xét lại. Nên dùng nước mắm gì cho gia đình không phải là câu hỏi dễ dàng trả lời với các bà nội trợ.

Nước mắm có thể được làm từ nhiều loại cá như: cá linh, cá cơm, cá thu, cá đối… Tại Việt Nam, hiện công nghệ làm mắm vẫn theo phương pháp cổ truyền, bắt đầu từ việc lên men cá, muối và nước trong điều kiện yếm khí, các vi khuẩn lên men bắt đầu phân huỷ protein ở cá. Hàm lượng đạm và chất lượng nước mắm khác nhau tuỳ vào loại cá, khu vực đánh bắt, thời gian đánh bắt cá và thành phần nguyên liệu.

Nhìn thấy bức tranh tổng quát về thị trường nước mắm thôi đã chưa đủ. Để biết được nên dùng nước mắm gì an toàn cho bữa cơm gia đình, chúng ta cần nắm được các tiêu chí chuẩn mực cho một chai nước mắm ngon là gì.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo, các bà nội chợ hãy là những người tiêu dùng thông thái, không chỉ chọn về hình thức, giá thành, sự quen mắt do sản phẩm được quảng cáo nhiều mà cần chú ý đến những thông tin liên quan đến độ đạm, màu sắc nước mắm trước khi đưa ra quyết định tiêu dùng. Song song đó là các thông tin về nguồn nguyên liệu, nơi sản xuất,… Với những sản phẩm không thể hiện rõ ràng các nội dung bắt buộc trên nhãn mác theo tiêu chuẩn kê khai minh bạch các thông tin về sản phẩm trên bao bì thì người tiêu dùng tuyệt đối không nên mua.

Ăn chay có được ăn nước mắm không?

Trên thực tế, thị trường tiêu dùng Việt Nam hiện nay đã sản xuất ra không ít các loại nước mắm chay để phục vụ nhu cầu của các tín đồ ăn chay. Do đó, đối với câu hỏi này, chúng tôi xin khẳng định với bạn rằng người ăn chay hoàn toàn có thể sử dụng các loại nước mắm chay có thành phần thực vật để thay thế. Nếu hầu hết các loại nước mắm thông thường được làm từ nước cốt của động vật (trong đó chủ yếu là cá), thì nước mắm chay lại được sản xuất từ các loại thực vật như nấm, dứa, đậu nành…

So với các loại nước mắm thông thường, nước mắm chay sở hữu những ưu điểm nổi bật hơn như:

+ Mùi hương thơm dịu, không nồng gắt

+ Vị mặn vừa phải

+ Thanh đạm và dinh dưỡng hơn

+ Dễ kết hợp với tất cả các loại gia vị và thực phẩm

Bà bầu có nên ăn nước mắm không?

Trong mâm cơm truyền thống của người Việt, hiếm thấy thiếu mắm. Các món ăn, khi ăn với mắm đều ngon khó cưỡng nổi như: Gỏi cuốn mắm nêm, bún bò Huế mắm ruốc, bún đậu mắm tôm, bún riêu mắm tôm, thịt chưng mắm tép… Cũng bởi thành phần dinh dưỡng của các món mắm mà bữa cơm truyền thống Việt Nam vẫn giàu dinh dưỡng, dù thoạt nhìn có vẻ thanh đạm, đơn giản. Vì những lý do kể trên, mẹ bầu cũng vẫn có thể xem xét mắm là một lựa chọn thực phẩm tương đối khả thi. Vậy câu trả lời không rõ ràng là “được” hay “không được” mà là tùy vào lựa chọn và cách chế biến món ăn mà quyết định mẹ bầu có thể ăn được nước mắm hay không.

Theo MaryBaby mẹ bầu không nên ăn mắm hay không thì: “Câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn mắm được không sẽ không rõ ràng là “được” hay “không được” mà là tùy vào lựa chọn và cách chế biến của mẹ bầu

Hy vọng qua bài bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn một cái nhìn tổng quan nhất về lịch sử ngành gia vị nước mắm cũng như tư vấn cho các chị em phụ nữ những thông tin xoay quanh loại gia vị thiết yếu này trong cuộc sống. Qua bài viết này, các chị em nội trợ đã có thêm những bí quyết nấu các món ngon từ nước mắm để chiêu đãi gia đình mình.

>>> Xem thêm: Có được phép mang nước mắm lên máy bay hay không?